I - Da mặt khô là gì? Phân biệt da khô với da bị mất nước
1. Cách nhận biết tình trạng da mặt khô
Da mặt khô là tình trạng da bị thiếu ẩm và thường được biểu hiện qua các dấu hiệu như: bề mặt da khô ráp, thậm chí có dấu hiệu bong tróc vảy ở một số vùng da trên gương mặt (hai bên cánh mũi, gò má, mép, cằm), nhiều nếp nhăn và vết chân chim. Sờ tay lên mặt sẽ thấy cảm giác sần sùi, rít do da không có dầu .
Da khô là nguyên nhân khiến gương mặt nhăn nheo, chảy xệ, lão hóa
Tình trạng này sẽ xảy ra khi lớp ngoài cùng của da bị cạn kiệt nước, do vậy nó sẽ mất chức năng bảo vệ và cho phép độ ẩm trong da thoát ra ngoài, làm cho da trở nên nhạy cảm hơn.
2. Da khô khác với da bị mất nước như thế nào?
Da khô và da bị mất nước có các dấu hiệu và triệu chứng giống nhau, do vậy chúng ta thường hay bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Nhưng trên thực tế chúng lại là 2 vấn đề da hoàn toàn khác nhau:
✣ Da khô:
Da khô là loại da cơ bản ở cơ thể người
Da khô được phân loại vào một trong 4 loại da cơ bản ở cơ thể người (bên cạnh da thường, da dầu và da hỗn hợp) và được định hình trong cấu trúc gen di truyền. Da khô thường có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc do tuyến giáp hoạt động kém, dẫn tới việc ức chế sản xuất bã nhờn của da.
Bản chất da khô của bạn không thể thay đổi mà bạn chỉ có thể cải thiện vấn đề này bằng cách sử dụng thêm các sản phẩm cấp ẩm trong chăm sóc da hàng ngày.
✣ Da bị mất nước:
Ngược lại với da khô, da bị mất nước phản ánh một tình trạng da, mà nguyên nhân chủ yếu thường do các yếu tố bên ngoài (thời tiết, thay đổi theo mùa), chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc lựa chọn lối sống không lành mạnh (nạp nhiều rượu và caffein vào cơ thể).
Da bị mất nước nếu không chăm sóc kịp thời thì sẽ tồi tệ hơn
Tất cả những yếu tố này làm suy yếu hàm lượng nước trong da của bạn, khiến da mất đi độ ẩm, cụ thể là mất nước chứ không phải dầu. Thậm chí da dầu cũng có thể bị mất nước. Tuy nhiên, tình trạng da bị mất nước chỉ là tạm thời và có thể giảm dần nếu bạn chăm sóc da thường xuyên và thay đổi lối sống lành mạnh.
II - Nguyên nhân khiến da mặt khô và nhăn nheo
1. Tác động bên ngoài
Môi trường
Những tác nhân sau có thể ảnh hưởng tới làn da của bạn:
✣ Điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Không khí quá nóng, quá lạnh hoặc hanh khô đều khiến da bạn bị tổn thương nếu không có biện pháp bảo vệ.
✣ Thời tiết thay đổi theo mùa: Ở những đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam thì da bạn dễ bị khô hơn khi giao mùa.
Chăm sóc da không đúng cách
Những thói quen xấu trong cách chăm sóc da hàng ngày chính là nguyên nhân khiến tình trạng da ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
✘ Rửa mặt bằng nước nóng: Làm trôi đi các chất béo tạo thành hàng rào trên da.
✘ Quên bôi kem chống nắng: Ánh nắng mặt trời là một trong những tác nhân gây hại nghiêm trọng đến làn da, tăng nguy cơ nám, sạm, đen da, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và thậm chí còn gây ung thư da.
✘ Sử dụng sữa rửa mặt có độ pH cao: Làm tổn thương lớp màng lipid bảo vệ da.
Sữa rửa mặt không phù hợp dễ làm tổn thương da
✘ Không tẩy trang trước khi đi ngủ: Dù kết thúc một ngày có mệt mỏi đến mấy thì chúng tôi vẫn khuyên bạn không nên mang cả gương mặt với nhiều lớp phấn trang điểm lên giường đi ngủ.
Các cặn trang điểm, bụi bẩn bám trên da mặt suốt một ngày dài nếu không được loại bỏ trước khi đi ngủ thì sẽ gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Chúng tạo cảm giác bí bách và khiến các sợi collagen bị vỡ ra tạo thành nếp nhăn.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có tác dụng phụ là thay đổi cân bằng nước trong da, đặc biệt là với các loại thuốc có tác dụng phụ lợi tiểu như thuốc kiểm soát huyết áp. Để chắc chắn, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về thành phần thuốc nếu lo ngại chúng có thể góp phần làm khô da.
2. Tác động bên trong
Ảnh hưởng di truyền
Mỗi người có một bộ gen duy nhất, trong đó xác định các đặc điểm da như sắc tố, độ ẩm và mức lipid. Điều này có nghĩa rằng, trong điều kiện giống hệt nhau, những người khác nhau sẽ có mức độ ẩm và lipid khác nhau trong da của họ. Những người có làn da trắng da có nhiều khả năng sở hữu làn da khô hơn những người có làn da sẫm màu hơn.
Ngoài ra, việc mắc các bệnh di truyền như viêm da dị ứng, vẩy nến, tiểu đường,... cũng là một phần nguyên nhân tác động tới độ ẩm trong da.
Ảnh hưởng nội tiết tố
Cơ thể người phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố trong một số giai đoạn: dậy thì, mang thai, mãn kinh. Thời gian này có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng độ ẩm trong da. Đặc biệt, trong giai đoạn tiền mãn kinh, lượng, estrogen trong cơ thể giảm dẫn tới việc da bị khô.
Độ tuổi
Ở người lớn tuổi, khả năng tiết mồ hôi và tổng hợp chất béo thường thấp hơn so với người trẻ tuổi do giảm chức năng tuyến bã nhờn và mồ hôi trên da. Độ tuổi càng tăng thì tình trạng này càng trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến việc hình thành nếp nhăn làm da mặt khô và nhăn nheo.
Quá trình lão hóa
Tuổi tác tăng thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng. Và đây chính là nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy việc hình thành các nếp nhăn trên gương mặt.
Chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày có ảnh hưởng rất nhiều đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc da. Lý do bởi da đòi hỏi một loạt các chất dinh dưỡng, axit béo không bão hòa và vitamin để hoạt động chính xác. Việc thiếu một trong số này có thể góp phần làm khô da.
Hút thuốc lá và uống rượu bia cũng không ngoại lệ. Các độc tố trong khói thuốc lá, kể cả nicotine, có thể làm giảm lưu lượng máu. Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn trong da. Da có thể khô và lão hóa sớm.
III - Da mặt khô cảnh báo tình trạng sức khỏe gì?
Trong y học gọi da khô là Xerosis, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong đó, "Xero" là khô và "osis" nghĩa là bệnh. Về bản chất, da khô không phải là bệnh, nhưng nó lại có khả năng cảnh báo tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Một số loại bệnh có thể được dự đoán thông qua tình trạng da mặt khô như:
- Viêm da dị ứng, bệnh vảy nến.
- Các bệnh liên qua đến tình trạng trao đổi chất như đái tháo đường hay bệnh thận.
- Sử dụng sai các loại thuốc trị mụn khiến da khô và tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
Da khô có thể là dấu hiệu cảnh báo 1 số bệnh ngoài da hoặc hệ bài tiết
Chúng tôi khuyên bạn nên tới gặp bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ đa khoa để được hội chẩn kịp thời nếu bạn nghi ngờ về các triệu chứng da khô xuất hiện đột ngột. Ngoài ra, việc thăm khám để xác định chính xác tình trạng da hiện tại cũng giúp cho bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc hàng ngày.
Tin mừng là những người da khô thường rất ít xuất hiện mụn trên mặt, tuy nhiên da khô lại là nguyên nhân chính khiến cho việc hình thành nếp nhăn diễn ra nhanh chóng.
IV - Cách chăm sóc da mặt khô và nhăn nheo mức độ nhẹ
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tình trạng lão hóa da đang diễn ra hàng ngày bằng việc duy trì thói quen chăm sóc da đúng cách.
Tuy nhiên chúng tôi cần lưu ý rằng phương pháp này chỉ phù hợp với người có da nhăn nheo ở mức độ nhẹ.
1. Thay đổi thói quen sinh hoạt
2/3 nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt khô và nhăn nheo là do thói quen sinh hoạt xấu. Chính vì thế, bạn cần bắt đầu từ việc thay đổi những thói quen này.
✓ Từ bỏ thói quen rửa mặt bằng nước nóng vì nó sẽ làm rửa trôi đi các chất béo tạo thành hàng rào bảo vệ bên ngoài da. Ngay cả trong những ngày đông lạnh giá, bạn cũng chỉ nên rửa mặt bằng nước ấm vừa phải để hạn chế da bị mất nước và nhăn nheo.
✓ Duy trì các bài tập thể dục đều đặn hàng ngày để giúp da tươi trẻ, khỏe khoắn hơn.
✓ Tăng cường ăn các loại rau củ quả, cung cấp vitamin thiết yếu cho làn da như cà chua, súp lơ,...
✓ Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể để da mịn màng và căng tràn sức sống.
✓ Ngủ đủ 7 - 8 tiếng một ngày và nhất là không thức khuya quá 12 giờ đêm.
✓ Duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, ga.
Những lưu ý trên không chỉ giúp bạn duy trì làn da khỏe mạnh, căng bóng mà còn có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống.
2. Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Cấp ẩm hàng ngày cho làn da khỏe mạnh, căng bóng hơn
Bạn nên sử dụng các sản phẩm dưỡng da mặt phù hợp với tính chất da khô. Đừng bao giờ bỏ qua bước tìm hiểu thành phần vì nếu chọn nhầm sản phẩm chứa nhiều hóa chất thì sẽ càng khiến da bạn bị khô hơn.
Ngoài ra, bạn có thể cung cấp độ ẩm cho da bằng việc sử dụng các loại mặt nạ tự nhiên hoặc mua sẵn. Một số nguyên liệu tự nhiên có tác dụng dưỡng ẩm cho da là: dầu dừa, sữa chua, mật ong, dưa chuột, cà chua, chuối,...
Cuối cùng là bạn đừng bao giờ bỏ quên bước thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà. Chăm sóc đi liền với bảo vệ da sẽ sớm đem lại cho bạn hiệu quả như ý.
V - Da nhăn nheo lão hóa nặng phải làm sao?
Việc chăm sóc da đòi hỏi bạn phải đầu tư thời gian và rất nhiều công sức, tiền của. Điều này khiến cho nhiều người thường lười biếng bỏ qua và chỉ tới khi tình trạng trở nên tồi tề hơn mới tá hỏa đi tìm cách khắc phục.
Tới lúc này thì các cách dưỡng da tự nhiên như đắp mặt nạ hay bôi kem dưỡng ẩm hầu như không phát huy được tác dụng. Thay vào đó, bạn cần tìm tới công nghệ làm đẹp hiện đại thì mới có thể đem lại kết quả như ý. Bạn có thể tham khảo một trong 2 phương pháp giúp khắc phục tình trạng da mặt khô và nhăn nheo được áp dụng nhiều nhất hiện nay là: Cấy mỡ tự thân và căng da mặt.
Căng da và cấy mỡ là 2 công nghệ trẻ hóa da được áp dụng nhiều nhất hiện nay
Ưu điểm chung của cả 2 phương pháp này là giúp bạn loại bỏ nhanh chóng các dấu hiệu lão hóa trên gương mặt như: nếp nhăn, rãnh hằn sâu, vết chân chim, đồng thời cung cấp dưỡng chất thúc đẩy sản sinh collagen để duy trì độ ẩm dưới da, nuôi dưỡng da mặt bạn từ sâu bên trong.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng da mặt hiện tại của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp nhằm đem lại kết quả tốt nhất:
- Cấy mỡ tự thân: Áp dụng cho những người bị lão hóa nhẹ, da mặt khô và xuất hiện vài nếp nhăn khi cử động mặt.
- Căng da mặt (bằng chỉ hoặc nội soi): Áp dụng cho trường hợp lão hóa nặng, trên mặt đã xuất hiện nhiều nếp nhăn, rãnh hằn sâu và thậm chí còn bị chảy xệ do mất khả năng đàn hồi.
Để biết trường hợp của mình nên lựa chọn phương pháp nào, bạn có thể trực tiếp tới gặp bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ qua tổng đài 24/7: 19006466
Những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu thế nào là da mặt khô và nhăn nheo, xác định được tình trạng da hiện tại của mình và có hướng khắc phục phù hợp. Chúc bạn luôn xinh đẹp và tươi trẻ!
Xem nguyên bài viết tại:
Da mặt khô và nhăn nheo có phải là dấu hiệu cảnh báo da lão hóa không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét